Gạt mưa ô tô là một phụ kiện tuy nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trên ô tô, đặc biệt là vào mùa mưa hoặc khi di chuyển trên đường nhiều bụi bẩn. Sau một thời gian sử dụng, gạt mưa gặp tình trạng bị kêu, gạt không sạch, để lại vệt nước hoặc bị rung lắc. Điều này gây khó chịu và ảnh hưởng đến tầm nhìn và an toàn khi lái xe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục lỗi gạt mưa ô tô bị kêu và gạt không sạch.
1. Dấu hiệu nhận biết gạt mưa ô tô có vấn đề
- Gạt nước không sạch, để lại nhiều vệt hoặc đốm nước trên kính.
- Gạt kêu và phát ra tiếng rít mỗi khi hoạt động.
- Lưỡi gạt bị rung lắc, không ép sát vào bề mặt kính.
- Chuyển động không đều, bị giật hoặc đứng giữa chừng.
- Lưỡi cao su bị nứt, rách hoặc cứng.
2. Nguyên nhân
- Lưỡi gạt bị hỏng: Lưỡi gạt mưa thường được làm từ cao su, sau một thời gian sử dụng dưới thời tiết nắng mưa sẽ bị chai cứng, nứt hoặc rách, mất độ đàn hồi, không còn khả năng bám sát kính. Điều này khiến gạt mưa hoạt động không tốt, gạt nước không đều, đồng thời phát ra tiếng kêu khó chịu.
- Bụi bẩn trên kính chắn gió hoặc lưỡi gạt: Bụi, cát, dầu mỡ hoặc các tạp chất khác bám trên kính chắn gió và lưỡi gạt khiến gạt mưa không ôm sát kính, bị trượt và tạo ra vệt bẩn cùng tiếng rít khi hoạt động. Đặc biệt khi lưỡi gạt đi qua bề mặt kính bẩn, kính có thể bị xước, làm giảm tuổi thọ gạt mưa và kính chắn gió.
- Lắp đặt gạt mưa không đúng cách: Nếu gạt mưa bị lắp lệch, không đúng chiều hoặc chưa được siết chặt sẽ dẫn đến tình trạng gạt lệch, phát ra tiếng và không làm sạch hiệu quả.
- Sai kích thước: sử dụng gạt mưa không đạt chất lượng, sai kích thước khiến gạt mưa không bám sát hết kính, gạt mưa va đập vào nhau hoặc va vào thành kính.
- Mô-tơ bị hỏng: mô-tơ bị khô dầu hoặc hư hỏng, các linh kiện bên trong sẽ bị ma sát mạnh, khiến cần gạt di chuyển khó khăn.
3. Cách khắc phục gạt mưa bị kêu, gạt không sạch
- Vệ sinh lưỡi gạt định kỳ: khoảng 1–2 lần mỗi tuần, sử dụng khăn sạch có thấm dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng lau sạch bụi bẩn trên lưỡi gạt mưa.
- Thay gạt mưa định kỳ: theo khuyến nghị của chuyên gia, nên thay gạt mưa mỗi 6–12 tháng tuỳ vào điều kiện sử dụng. Nên chọn mua nơi uy tín và đúng kích thước gạt theo nhà sản xuất.
- Điều chỉnh cần gạt: Nếu trục cần gạt mưa bị lỏng hãy siết chặt lại. Thay thế hoặc nắn lại cho đúng độ cong ban đầu nếu cần gạt bị cong.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng: Không sử dụng nước sạch thông thường vì dễ bám cặn và không sạch dầu mỡ. Dùng nước rửa kính chuyên dụng sẽ tăng hiệu quả làm sạch và tăng tuổi thọ của gạt mưa hơn.
- Không sử dụng gạt mưa khi kính khô: khi trời không mưa, nếu cần làm sạch kính nên xịt rửa kính trước, tránh làm mòn nhanh lưỡi gạt và phát ra tiếng kêu.
4. Hướng dẫn thay lưỡi gạt mưa tại nhà
- Bước 1: Chuẩn bị khăn và gạt mưa mới đúng kích thước.
- Bước 2: Nhấc cần gạt mưa lên khỏi kính, lót khăn lên trên mặt kính tránh tình trạng gạt mưa bật ngược lại gây vỡ kính.
- Bước 3: Nhẹ nhàng tháo lưỡi gạt ra khỏi móc cần gạt, tuỳ loại gạt mưa có cơ chế tháo khác nhau (gài, trượt, bấm nút).
- Bước 4: Lắp gạt mưa mới sao cho đúng chiều và đảm bảo lưỡi mới được gài chắc chắn, không lỏng lẻo.
- Bước 5: Bật gạt thử vài lần để kiểm tra độ bám, độ êm và khả năng làm sạch.
5. Mẹo giúp tăng tuổi thọ gạt mưa
- Đỗ xe nơi râm mát: Tránh ánh nắng trực tiếp làm cao su lưỡi gạt nhanh hỏng.
- Tránh sử dụng gạt mưa khi kính quá bẩn: Rửa sơ kính trước để giảm ma sát.
- Dùng bọc bảo vệ lưỡi gạt nếu đỗ lâu ngày.
- Kiểm tra định kỳ hệ thống gạt mưa cùng với bảo dưỡng xe.
Gạt mưa ô tô tuy là chi tiết nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến an toàn khi lái xe. Khi gặp hiện tượng gạt không sạch, phát ra tiếng kêu, bạn nên chủ động kiểm tra, vệ sinh và thay thế để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Đừng để gạt mưa kém chất lượng làm bạn mất thời gian và tiền bạc. Hãy lựa chọn địa chỉ uy tín như Phukienoto68.com – chuyên cung cấp phụ kiện ô tô chính hãng, chất lượng và đáng tin cậy.